Mái tôn là gì? Tìm hiểu chi tiết cấu tạo & độ dốc mái tôn tiêu chuẩn

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, mái tôn được xem là vật liệu lợp phổ biến trong nhiều công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên cấu tạo mái tôn như thế nào thì không phải ai cũng biết. Để giúp bạn nắm rõ hơn về loại vật liệu này hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài thông tin ngay sau đây nhé.

Mái tôn là gì?


Mái tôn hay còn được gọi là tôn lợp, một loại vật liệu được ưa chuộng trong các công trình xây dựng nhằm bảo vệ khỏi các tác động của môi trường bên ngoài như mưa, gió,…. Với sự đa dạng về mẫu mã, mái tôn ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng với những ưu điểm vượt trội của mình cả về chi phí, thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm.

Mái tôn là vật liệu lợp được ưa chuộng sử dụng trong xây dựng nhà ở hiện nay

Và là một trong những dạng vật liệu phổ biến dùng trong lợp mái của các khu công nghiệp

Hiện nay trên thị trường, mái tôn có nhiều màu sắc, kiểu dáng và có giá cả khác nhau tùy thuộc vào vật liệu sản xuất, cũng như nhu cầu sử dụng và kết cấu của công trình bạn có thể lựa chọn cho công trình của mình.

 

Cấu tạo của hệ thống mái tôn


So với các loại vật liệu lợp khác, chi tiết cấu tạo mái tôn khá đơn giản bởi đặc tính gọn, nhẹ, tính linh động cao. Về cơ bản, cấu tạo mái tôn bao gồm 3 phần sau đây:

Cấu tạo cơ bản của hệ thống mái tôn trong các công trình xây dựng

Cấu tạo cơ bản của hệ thống mái tôn trong các công trình xây dựng

  • Hệ thống khung: Đây chính là phần chịu tải trọng lớn nhất gồm sắt hộp và ống sắt. Nếu lựa chọn loại vật liệu này cho các công trình có diện tích và mặt bằng lớn thì phần khung bắt buộc phải phù hợp và đảm bảo độ chắc chắn để chịu được ảnh hưởng của thời tiết.
  • Hệ thống kèo và tôn lợp: Tùy thuộc vào diện tích lợp tôn, mục đích sử dụng và tính chất công trình mà hệ thống kèo và tôn lợp, mái dầm cũng sẽ lớn tương ứng để đáp ứng công năng và mang lại hiệu quả sử dụng tối đa.
  • Hệ thống ốc vít: Theo các KTS, để đảm bảo độ bền chắc cho mái tôn, nên ưu tiên lựa chọn ốc vít được làm bằng inox mạ crome, vừa có độ cứng cao và khả năng chịu ăn mòn tốt nhất. Ngoài ra hệ thống roong cao su phải khít nhằm hạn chế nước mưa thấm vào. Thêm vào đó, để hệ thống chống chịu được mưa bão khi tiến hành lợp tôn nên lưu ý sử dụng thêm keo kết dính

 

Độ dốc mái tôn tiêu chuẩn


Một trong những vấn đề đó là mái nhà không bị thủng nhưng xảy ra hiện tượng thấm dột, sau một cơn mưa lớn, mái bị úng nước cục bộ.

Tất cả bất tiện này là do mái nhà của họ chưa có cách tính độ dốc mái hợp lí, hoặc trong quá trình thi công, bên thợ không sử dụng đúng công thức tính độ nghiêng mái tôn. 

Công thức tính độ dốc mái tôn chuẩn:  i = H/L x 100%

Trong đó:

  • i là độ dốc mái tôn
  • H là chiều cao mái
  • L là chiều dài mái

 

Dưới đây là các thông số tiêu chuẩn về độc dốc hợp lí cho từng dạng mái tôn phổ biến:

  • Độ dốc mái ngói mấu (ngói ta, ngói vảy cá, ngói móc) thường lấy là 45°
  • Lợp rạ, lá cọ, cỏ tranh bối cói: mái có độ dốc thường lấy 40°(82%).
  • Độ dốc mái ngói fibro xi măng thường lấy 25°(40%)
  • Lợp ngói máy, ngói xi măng: mái có độ dốc thường lấy 30°(50%).
  • Độ dốc mái ngói máng thường lấy 25°(40%).
  • Lợp giấy dầu: mái có độ dốc thường lấy 22°(35%)
  • Lợp mái tôn múi: mái có độ dốc thường lấy 25°(40%)
  • Độ dốc mái tôn phẳng thì mái có độ dốc thường lấy 16°(25%).

Ngoài ra, tính độ dốc mái tôn còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Chiều dài mái cần thoát nước
  • Loại tôn sử dụng: Tôn 5 sóng hay tôn 11 sóng; Sóng cao hay sóng thấp. Ví dụ tôn Seam hay tôn Clip có sóng to thoát nước tốt nên có thể giảm được độ dốc mái.
  • Lưu lượng mưa tại địa phương nơi xây dựng công trình nhà ở
  • Thẩm mỹ của nhà ở

Hotline : 0968.051.746